Bất kỳ công việc gì, việc đầu tiên trước khi thực hiện là phải đặt mục tiêu. Đối với công tác quản lý sản xuất, việc đặt mục tiêu lại vô cùng cần thiết và quan trọng vì nó là đích đến mà các nhà quản lý sản xuất phải dẫn dắt bộ máy sản xuất thực hiện được. Các mục tiêu chung sẽ thường là:
2.1. Nghiên cứu và xác định thị trường, đánh giá khả năng của nhà máy:
Trước khi tham gia sản xuất, cần phải hiểu rõ sản phẩm mình muốn nhắm đến. Từ đó, định hướng công ty nên tập trung vào ngành nghề sản phẩm gì, mức độ cạnh tranh trên thị trường hiện tại và dự kiến tương lai ra sao, tiềm lực công ty có đủ mạnh để cạnh tranh và chạy đường dài hay không…Công việc bước đầu này chính là bước định hướng và sẽ có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài hoạt động sản xuất – kinh doanh nên đòi hỏi người quản lý phải xác định thật rõ ràng và kỹ càng.
2.2. Lên kế hoạch cho nguồn cung ứng nguyên vật liệu sản xuất:
Người quản lý phải tính toán cẩn thận định mức tồn kho tối thiểu, tối đa để đảm bảo sản xuất được liên tục nhưng cũng không được lãng phí hay thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu, gây thất thoát thời gian thi công và ảnh hưởng đến công tác sản xuất kinh doanh của toàn bộ nhà máy.
2.3. Nắm bắt và quản lý từng công đoạn
Việc hiểu rõ và giám sát được các công đoạn sản xuất giúp người quản lý có cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo. Đồng thời cũng có căn cứ để thực hiện sản xuất đảm bảo tính nghiêm túc, đúng quy trình.
2.4. Quản lý sản lượng và chất lượng sản phẩm
Sản phẩm chính là thứ quyết định tất cả công đoạn sản xuất, là thứ sẽ được vận chuyển đến tay khách hàng, quyết định danh tiếng và giá trị của công ty. Do đó, việc quản lý sản lượng và kiểm soát chất lượng sản phẩm đóng vai trò, nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
2.5. Định giá sản phẩm
Giá của sản phẩm ngoài dựa trên các yếu tố chi phí, hao mòn tài sản cố định hay công cụ dụng cụ còn phải dựa trên mức giá của đối thủ trên thị trường. Chính vì vậy, người quản lý cần phải nghiên cứu thật kỹ bước định giá sản phẩm, mục tiêu phân khúc thị trường trước khi công bố sản phẩm hay ký hợp đồng hợp tác kinh doanh.
2.6. Quản lý sau sản xuất
Sau khi sản phẩm hoàn thành – hoàn thiện các đơn hàng, hợp đồng, doanh nghiệp vẫn sẽ phải tiếp nhận các phản hồi hay kiến nghị của khách hàng. Việc bảo hành đúng quy định đã đề ra và đưa ra các phúc đáp khách quan cũng là yếu tố quyết định nâng tầm giá trị của doanh nghiệp sản xuất.
Hiện nay, có một công cụ hữu ích để quản lý sản lượng – một yếu tố quan trọng trong công tác quản lý sản xuất, đó là hệ thống Andon – một giải pháp đang dần được áp dụng triển khai tại các nhà máy sản xuất. Hệ thống không chỉ giúp người dùng kiểm soát được công tác quản lý sản lượng sản xuất mà còn tích hợp rất nhiều phần mềm khác để người quản trị kịp thời đưa ra những quyết định đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp.