Tầm quan trọng của công tác quản lý sản xuất

Giải pháp Tin tức     3186

Trong các doanh nghiệp sản xuất, việc quản lý sản xuất nói chung và quản lý sản lượng sản xuất nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng – nó quyết định trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận và vị thế danh tiếng của công ty đó. Thông thường, các nhà quản lý sản xuất phải tiếp nhận một khối lượng công việc tương đối nhiều với tinh thần trách nhiệm cao, nên người mới tham gia vào lĩnh vực này sẽ gặp một số trở ngại nhất định. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu và thử hình dung về mục tiêu và công việc của công tác quản lý sản xuất.

  1. Mục tiêu của công tác quản lý sản xuất

Bất kỳ công việc gì, việc đầu tiên trước khi thực hiện là phải đặt mục tiêu. Đối với công tác quản lý sản xuất, việc đặt mục tiêu lại vô cùng cần thiết và quan trọng vì nó là đích đến mà các nhà quản lý sản xuất phải dẫn dắt bộ máy sản xuất thực hiện được. Các mục tiêu chung sẽ thường là:

  • Quản lý tổng quát các dây chuyền sản xuất từ khâu nguyên vật liệu, phụ liệu đầu vào đến khi thành sản phẩm đầu ra,
  • Đảm bảo được quy trình sản xuất không bị gián đoạn và gây lãng phí,
  • Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, phụ liệu đầu vào và chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Đảm bảo định mức nguyên vật liệu và cung ứng NVL kịp thời,
  • Hạn chế sản phẩm lỗi, hỏng và kịp thời khắc phục sửa chữa,
  • Hạn chế tối đa chi phí,
  • Kết hợp với các phòng ban để có chiến lược phát triển sản phẩm, tăng doanh thu – lợi nhuận
  • Tạo ra giá trị và tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty…
Tầm quan trọng của công tác quản lý sản xuất

Tầm quan trọng của công tác quản lý sản xuất

  1. Các công việc của một quản lý sản xuất. Một nhà quản lý, việc nắm bắt được quy trình để định hướng cho bộ máy sản xuất vận hành trơn tru, đòi hỏi không chỉ trình độ kỹ thuật chuyên môn mà cả các kỹ năng dự báo, kỹ năng quan sát đánh giá….Thông thường, một quy trình sản xuất sẽ có các công đoạn:

2.1. Nghiên cứu và xác định thị trường, đánh giá khả năng của nhà máy:

Trước khi tham gia sản xuất, cần phải hiểu rõ sản phẩm mình muốn nhắm đến. Từ đó, định hướng công ty nên tập trung vào ngành nghề sản phẩm gì, mức độ cạnh tranh trên thị trường hiện tại và dự kiến tương lai ra sao, tiềm lực công ty có đủ mạnh để cạnh tranh và chạy đường dài hay không…Công việc bước đầu này chính là bước định hướng và sẽ có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài hoạt động sản xuất – kinh doanh nên đòi hỏi người quản lý phải xác định thật rõ ràng và kỹ càng.

2.2. Lên kế hoạch cho nguồn cung ứng nguyên vật liệu sản xuất:

Người quản lý phải tính toán cẩn thận định mức tồn kho tối thiểu, tối đa để đảm bảo sản xuất được liên tục nhưng cũng không được lãng phí hay thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu, gây thất thoát thời gian thi công và ảnh hưởng đến công tác sản xuất kinh doanh của toàn bộ nhà máy.

2.3. Nắm bắt và quản lý từng công đoạn

Việc hiểu rõ và giám sát được các công đoạn sản xuất giúp người quản lý có cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo. Đồng thời cũng có căn cứ để thực hiện sản xuất đảm bảo tính nghiêm túc, đúng quy trình.

2.4. Quản lý sản lượng và chất lượng sản phẩm

Sản phẩm chính là thứ quyết định tất cả công đoạn sản xuất, là thứ sẽ được vận chuyển đến tay khách hàng, quyết định danh tiếng và giá trị của công ty. Do đó, việc quản lý sản lượng và kiểm soát chất lượng sản phẩm đóng vai trò, nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

2.5. Định giá sản phẩm

Giá của sản phẩm ngoài dựa trên các yếu tố chi phí, hao mòn tài sản cố định hay công cụ dụng cụ còn phải dựa trên mức giá của đối thủ trên thị trường. Chính vì vậy, người quản lý cần phải nghiên cứu thật kỹ bước định giá sản phẩm, mục tiêu phân khúc thị trường trước khi công bố sản phẩm hay ký hợp đồng hợp tác kinh doanh. 

2.6. Quản lý sau sản xuất

Sau khi sản phẩm hoàn thành – hoàn thiện các đơn hàng, hợp đồng, doanh nghiệp vẫn sẽ phải tiếp nhận các phản hồi hay kiến nghị của khách hàng. Việc bảo hành đúng quy định đã đề ra và đưa ra các phúc đáp khách quan cũng là yếu tố quyết định nâng tầm giá trị của doanh nghiệp sản xuất. 

Hiện nay, có một công cụ hữu ích để quản lý sản lượng – một yếu tố quan trọng trong công tác quản lý sản xuất, đó là hệ thống Andon – một giải pháp đang dần được áp dụng triển khai tại các nhà máy sản xuất. Hệ thống không chỉ giúp người dùng kiểm soát được công tác quản lý sản lượng sản xuất mà còn tích hợp rất nhiều phần mềm khác để người quản trị kịp thời đưa ra những quyết định đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Tin tức liên quan

Sử dụng hệ thống andon – một giải pháp cải tiến cho các nhà quản lý sản xuất

Sử dụng hệ thống andon – một giải pháp cải tiến cho các nhà quản lý sản xuất

10/07/2020     2157

Cải tiến sản xuất – Kaizen được coi là một nhiệm vụ liên tục và xuyên suốt, được các nhà máy sản xuất đặc biệt chú trọng. Mục đích của việc cải...

Xem chi tiết
Các tính năng cơ bản của Hệ thống Andon

Các tính năng cơ bản của Hệ thống Andon

21/07/2020     3117

Hệ thống Andon là hệ thống cảnh báo tức thời, kiểm soát thời gian sản xuất thực – là giải pháp công nghệ được các nhà máy sản xuất áp dụng để quản...

Xem chi tiết
Chuyển đổi số trong Doanh nghiệp sản xuất

Chuyển đổi số trong Doanh nghiệp sản xuất

20/09/2021     2568

Hội thảo: Ứng dụng thực tiễn chuyển đổi số cho Doanh nghiệp Sản xuất sẽ diễn ra vào 8h sáng thứ Ba 21/9. Nội dung cuộc thảo luận, tập trung vào việc giới...

Xem chi tiết
Vai trò của MES trong sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing)

Vai trò của MES trong sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing)

02/06/2021     2783

Sản xuất tinh gọn là một nhóm các phương pháp hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đã góp phần giảm bỏ lãng phí...

Xem chi tiết
IIOT trong giám sát chỉ số máy móc

IIOT trong giám sát chỉ số máy móc

20/01/2024     153

Trong thời đại công nghiệp 4.0, Industrial Internet of Things (IIoT) đã chơi một vai trò quan trọng trong việc cải thiện quy trình sản xuất công nghiệp bằng cách kết...

Xem chi tiết
IIoT – nền tảng cho chuyển đổi số và sản xuất thông minh

IIoT – nền tảng cho chuyển đổi số và sản xuất thông minh

03/12/2019     3314

Chuyển đổi số - xu hướng không thể tránh khỏi nhằm giúp doanh nghiệp thay đổi mô hình kinh doanh từ truyền thống sang mô hình “số”, nâng cao hiệu quả trong...

Xem chi tiết

Tags

avani4.0andonandon da giàyandon dệt mayandon không dâyandon quản trịandon sản xuấtandon trong sản xuấtandon wifiandon zigbeeautomation monitoringbáo lỗibáo lỗi sản xuấtcách mạng công nghiệpchuyển đổi sốCNTTcông nghệ 4.0công nghệ Andoncông nghệ sản xuấtcông nghiệp sản xuấtcung cấp giải pháp phần mềmcung cấp hệ thống andonCung cấp hệ thống andon chuyên nghiệpđếm sản lượngđếm sản lượng tự độngđèn báođèn thápđột dậpgiá trị cốt lõigiá trị sản xuấtgiải pháp andongiải pháp quản trị sản xuấtgiảm lãng phígiám sát chỉ số máy mócgiám sát hiệu suất máygiám sát máy CNCgiám sát máy công cụgiám sát máy tự độnggiám sát máy tự động OEEgiám sát sản xuấtgiám sát sản xuất thời gian thựcgiám sát sản xuất tự độnggiám sát vận hànhGiám sát vận hành hệ thống máygiám sát vận hành máyhệ thống andonhệ thống điều hành sản xuất meshệ thống giám sáthệ thống giám sát máyhệ thống giám sát sản xuấthệ thống gọi hỗ trợhệ thống iandonhệ thống máy công cụhệ thống meshệ thống quản lýhệ thống thực thi sản xuấthiệu quả giám sáthiệu quả sản xuấthiệu suất vận hành máyiAndonIIoT trong sản xuất công nghiệpkiểm đếm ngành maykiểm đếm sản lượngkiểm kê tự độngmáy CNCmáy phaymáy tiệnMES trong sản xuátMES và ERPnâng cao hiệu suất vận hànhnhà máy thông minhproduction monitoringquản lý bằng rfidquản lý chất lượngquản lý logistics bằng rfidquản lý máy cncquản lý máy sản xuấtquản lý sản lượngquản lý sản lượng sản xuấtquản lý sản xuấtquản lý sản xuất máy công cụquản lý sản xuất theo thời gian thựcquản lý thời gianquản lý vận hành máyquản trị sản xuấtsản xuất thông minhsản xuất tinh gọnsmart manufacturingtheo dõi tiến độthiết bị đầu cuốitiết kiệm năng lượngtiết kiệm thời giatối ưu hóa sản xuấtTối ưu lãng phítối ưu sản xuất tự độngtự động hoá ngành da giàytự động hoá ngành may mặctự động hoá sản xuấtứng dụng andonứng dụng chuyển đổi sốứng dụng IIOT công nghiệp