MES – Manufacturing Execution System là một hệ thống điều hành sản xuất, có chức năng của một hệ thống điều hành, giám sát, thu thập dữ liệu qua một chu kỳ sản xuất, ghi nhận toàn bộ thông tin sản xuất phát sinh theo thời gian thực. Thông qua các thiết bị thu nhận và truyền thông, dữ liệu được đưa về máy tính chủ trung tâm. Hệ thống MES có thể tích hợp cùng với các hệ thống quản lý khác trong doanh nghiệp để hình thành nên một dữ liệu tổng quan, cho phép người quản lý đánh giá tính hiệu quả và năng suất làm việc của toàn bộ từng vị trí trong nhà máy.
Mục tiêu của hệ thống MES là nâng cao năng suất sản xuất, tiết giảm thời gian lãng phí dư thừa, cắt giảm chi phí sản xuất, tổng quan là tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
ERP – Enterprise Resources Planning là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Là một hệ thống tổng quát, giảm tối đa các sai sót phát sinh trong các phòng ban của doanh nghiệp và đưa ra cái nhìn tổng thể về thực trạng của toàn bộ doanh nghiệp. Thông qua hệ thống phần mềm, thông tin được ghi nhận thống nhất, xuyên suốt từ người nhập liệu kế toán đến xuất – nhập – tồn kho. Chức năng chính của hệ thống ERP là tích hợp tất cả mọi thông tin dữ liệu của tất cả các phòng ban vào một hệ thống duy nhất để theo dõi quản lý, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của doanh nghiệp và có tính linh hoạt cao. ERP như một gã khổng lồ, có thể giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến tài chính kế toán, nhân sự, sản xuất, cung ứng, bán hàng…
Vậy vấn đề đặt ra là tại sao đã sử dụng ERP rồi, còn cần đến MES?
Năng lực cốt lõi của MES là thúc đẩy quá trình kiểm soát sản xuất, quản lý nguồn gốc sản xuất sản phẩm, lên kế hoạch sản xuất hợp lý; bên cạnh đó sẽ tương tác với các bộ phận khác để quản lý chất lượng dự báo và tối ưu hóa các hoạt động sản xuất. Còn ERP giúp nâng cao hiệu quả quy trình nghiệp vụ, gia tăng sự kết hợp giữa các phòng ban nhằm tiết kiệm chi phí, quản lý dữ liệu theo thời gian thực, báo cáo và hỗ trợ quản lý ra các quyết định kịp thời, gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Là một hệ thống tổng quát nhưng ứng dụng quản lý sản xuất trong hệ thống ERP không thực hiện được các công việc chi tiết liên quan đến từng dây chuyền sản xuất, cũng không có chứng năng để liên kết trực tiếp đến hệ thống máy móc thiết bị. Quản lý sản xuất trong hệ thống ERP chỉ thực hiện các công việc thống kế khi sản phẩm sản xuất đã hoàn thành. Nên phải cần đến hệ thống MES. Việc tích hợp hai hệ thống ERP và MES là tiền đề cho doanh nghiệp bạn tận dụng tối đa năng lực cốt lõi của công nghệ, tăng khả năng chính xác của các kế hoạch, dự báo sản xuất, giảm hàng tồn kho, tránh lãng phí thất thoát do sản xuất dư thừa hay thiếu hụt. Các doanh nghiệp sản xuất nên sử dụng cả 2 hệ thống này để có đạt hiệu quả cao nhất trong công tác điều hành sản xuất.
Nói tóm lại, các nhà quản lý cần hiểu rõ mục tiêu kinh doanh của mình và lựa chọn một hệ thống công nghệ để áp dụng. ERP có thể được sử dụng cho mọi công ty, tổ chức ở mọi quy mô lớn, nhỏ vì nó có chức năng quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. MES chủ yếu tập trung vào chức năng sản xuất, sẽ phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất. Với kinh nghiệm triển khai thành công nhiều dự án ERP và MES cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Avani luôn sẵn sàng giúp đỡ, tư vấn mọi nhu cầu của doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi để có một giải pháp quản lý hiệu quả.