Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt cùng xu thế hội nhập toàn cầu, để tiếp tục duy trì vị thế xuất khẩu thứ 3 thế giới và có thể tăng trưởng mạnh hơn nữa, các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam đối mặt với áp lực về đảm bảo năng suất, tiến độ và chất lượng sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp may mặc trên thế giới đã áp dụng công nghệ để giúp kiểm soát tốt hơn và nâng cao năng suất lao động. Đó cũng là xu thế tất yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đi theo.
Trong sản xuất, việc kiểm đếm sản lượng và kiểm soát tiến độ là khâu cực kỳ quan trọng. Đặc thù sản phẩm ngành may là không định hình dạng khối nên việc áp dụng kiểm đếm tự động là tương đối khó. Với những sảng phẩm hình khối (như lốp, bình nước nóng,…) thì chỉ cần sản phẩm đi qua là có thể sử dụng những cảm biết phù hợp để đếm tự động. Với sản phẩm may mặc, tại các điểm kiểm soát vẫn cần có công nhân thực hiện việc đếm thủ công với sự hỗ trợ của các bộ đếm.
Giải pháp của chúng tôi đề xuất là việc kết nối các bộ đếm tại các dây chuyền, đồng bộ thông tin trong toàn nhà máy, nhà xưởng để theo dõi và kiểm soát liên tục theo thời gian thực, đồng thời kết hợp với việc kiểm tra chất lượng. Giải pháp này cũng tiết kiệm nhân công khi việc kiểm đếm và kiểm soát chất lượng được tâp trung tại 1 đầu mối là QC.
Giải pháp này làm việc như thế nào?
Giải pháp đã ứng dụng thành công và hiệu quả tại các nhà máy FDI tại Bình Dương, Phú Thọ.
Ngoài ra, để kiểm soát chuyên nghiệp và chính xác hơn, các nhà máy có thể ứng dụng công nghệ mã vạch và công nghệ nhận dạng sóng vô tuyến. Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại này sẽ làm giá thành của các sản phẩm tăng lên vì mỗi một sản phẩm sẽ có thêm chi phí để in mã vạch hoặc gắn chip. Do vậy các hình thức này thường chỉ được áp dụng với các sản phẩm phân khúc cao cấp.
Ứng dụng công nghệ hiện đại nhưng phải phù hợp và linh hoạt, đó là tiêu chuẩn cho mọi ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành sản xuất nhằm hướng tới một nền “sản xuất thông minh”