Sản xuất thông minh được hiểu đơn giản đó là làm cho hệ thống máy móc, thiết bị hỗ trợ trở nên thông minh hơn, có thể “giao tiếp” với con người nhằm thông báo mọi tình trạng vận hành hiện tại, xử lý các tình huống theo các quy trình đã được thiết lập, nâng cao hiệu quả vận hành, giảm thiểu ngưng trệ, lãng phí, đảm bảo năng suất và chất lượng ngày càng cải thiện.
Quá trình chuyển đổi để hướng đến sản xuất thông minh được mô tả qua 5 giai đoạn:
IIoT – Industrial Internet of Things là giải pháp nền tảng, giúp doanh nghiệp thực hiện được 4/5 giai doạn trong quá trình trên đây.
Để thực hiện được điều đó, các máy móc, thiết bị hỗ trợ sẽ được trang bị các bộ cảm biến với nhiều tính năng khác nhau và được kết nối với nhau thông qua môi trường mạng phù hợp trong mỗi công xưởng.
Với kết nối được thiết lập, máy móc thiết bị “thông báo” toàn bộ những thông số, tình trạng của máy móc, hệ thống phần mềm giúp mô phỏng quá trình vận hành, giúp người vận hành theo dõi, kiểm soát được liên tục theo thời gian thực
Dữ liệu vận hành chi tiết và liên tục được thu thập hình thành kho thông tin giá trị, giúp phân tích, phát hiện ra các điểm lãng phí, các điểm làm giảm hiệu quả trong vận hành để đưa ra các giải pháp (Kaizen) nhằm tối ưu và cải tiến.
Cùng với việc phân tích trên đây, các bộ phận sẽ xây dựng/cải tiến các quy trình vận hành, đưa ra các kịch bản tự động hóa cơ bản, nhằm làm cho hệ thống máy móc, thiết bị có thể thực thi các công việc một cách tự động thông qua việc kết nối.
Kho dữ liệu thu thập được sẽ là tiền đề để tiến tới giai đoạn 5: áp dụng Trí tuệ nhân tạo để vận hành thông minh, nâng cao tính tự động, giảm thiểu sự tác động của nhân công vận hành với những kịch bản phức tạp và những tình huống mang tính dự báo, phản ứng sớm.
Giải pháp iAndon – bản nâng cấp hoàn chỉnh cho hệ thống Andon truyền thống với công nghệ 4.0 chính là giải pháp IIoT nền tảng, giúp các nhà máy từng bước vượt qua các giai đoạn để hoàn thành quá trình chuyển đổi số, hướng tới sản xuất thông minh một cách mạnh mẽ và toàn diện.