Cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra với tốc độ nhanh theo cấp số nhân, đang làm thay đổi bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu và tác động ngày một mạnh mẽ đến Việt Nam theo hướng tích cực lẫn bất lợi. Các ngành sản xuất cũng theo đó phải đối mặt với những cơ hội và thách thức lớn. Quản lý sản xuất hiệu quả, tiết kiệm là bài toán được các nhà sản xuất quan tâm – Hệ thống Andon ra đời, sẽ hứa hẹn trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực giúp tiết giảm chi phí dư thừa, nâng cao năng suất lao động và từ đó tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được các thách thức, Việt Nam sẽ có khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến và sớm thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Trong trường hợp ngược lại, khoảng cách các nước đi trước lại tiếp tục gia tăng. Là một nước ở mức độ phát triển thấp, Việt Nam phải song song 2 mục tiêu: không để bị bỏ lại phía sau trong cuộc cạnh tranh toàn cầu và không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình tăng trưởng. Để đạt được mục tiêu này, phải liên tục tái cơ cấu nền kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng,áp dụng khoa học công nghệ cần phải được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa.
Hệ thống Andon trong cuộc CMCN 4.0
Andon bắt nguồn từ Nhật Bản, với những nguyên liệu thủ công đơn giản. Trong thời đại CMCN 4.0 hệ thống Andon đã bắt đầu tiếp cận và thay đổi cách thức thể hiện để phù hợp với nhiều đối tượng và mục đích sử dụng. Cụ thể:
- Sử dụng các thiết bị thông minh: Bên cạnh các thiết bị truyền thống như nút bấm, công tắc, dây kéo, đèn, chuông báo.. hệ thống sử dụng kết hợp các thiết bị hiện đại trong từng khâu sản xuất. Ở khâu phát hiện sự cố, hệ thống được trang bị những bộ cảm biến hay các thiết bị đo đếm thông số sản xuất, các thông số sau đó được chương trình máy tính so sánh đánh giá với điều kiện cho trước để xuất các tín hiệu cảnh báo. Hệ thống hiển thị sự cố bằng màn hình TV, máy tính, thông báo email hay tin nhắn đến bộ phận phụ trách. Hệ thống không chỉ thông báo 1 lần cho 1 người mà có khả năng chuyển tiếp thông báo cho người khác nếu sau một khoảng thời gian không có ai xác nhận hay phản hồi xử lý thông tin. Khi hoàn thành việc khắc phục sự cố, bộ phận hỗ trợ có thể xác nhận trên các thiết bị nút bấm, trên màn hình máy tính hay đơn giản là micro khẩu lệnh. Hệ thống sẽ tự động nhận diện và thông báo tình trạng sản xuất bình thường.
- Sử dụng phần mềm quản lý hệ thống Andon tích hợp dữ liệu với các phần mềm quản lý sản xuất: điểm khác biệt quan trọng của hệ thống Andon ngày CMCN 4.0 là khả năng quản lý và sự liên kết. Hệ thống không dừng lại ở mức độ hoạt động độc lập và chủ yếu mang tính thông báo. Nếu như trước đây, muốn lưu trữ thông tin sự cố như thời điểm xảy ra, thời gian xử lý, người khắc phục.. phải ghi chép thủ công vào sổ sách. Ngày nay, hệ thống Andon sử dụng phần mềm quản lý cho phép người quản lý xem lại lịch sử hoạt động của một hay toàn bộ dây chuyền sản xuất theo thời gian thực dưới các dạng biểu đồ trực quan.
Hệ thống Andon ngày nay còn tích hợp với những phần mềm máy tính khác của hệ thống quản lý khác trong nhà máy. Giúp người quản lý có kế hoạch thay thế, bảo dưỡng thiết bị nhằm hạn chế những sự cố hỏng hóc không đáng có gây ảnh hưởng đến công suất sản xuất của nhà máy. Hay khi nguyên liệu mỗi lần sản xuất hết, hệ thống quản lý sản xuất tự động trừ số nguyên liệu tồn kho để thiết lập quá trình sản xuất sau đó được chính xác, không bị thiếu hụt nguyên liệu phải dừng chuyền chờ cung ứng.
Như vậy, trong thời đại CMCN 4.0 hệ thống cảnh báo sản xuất Andon đã và đang có những bước thay đổi để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Vai trò của Hệ thống Andon rất quan trọng, nếu nhà máy của bạn chưa biết đến và chưa được trang bị hệ thống này, hãy liên hệ với chúng tôi – đội ngũ Avani rất vui lòng giới thiệu đến bạn cụ thể chi tiết về hệ thống Andon và giá trị kinh tế to lớn mà hệ thống Andon có thể mang lại.