Theo số liệu của Worldwide Digital Transformation 2018 Predictions, đến hết năm 2019 thì tổng mức chi tiêu cho chuyển đổi số (Digital Transformation) trên toàn thế giới sẽ đạt 1,7 nghìn tỉ USD, tức là gấp đôi gấp đôi tổng GDP của 3 nước Đông Nam Á gồm: Thái Lan, Philippines và Việt Nam; 35% các nhà sản xuất lớn trên thế giới sẽ ứng dụng các giải pháp sản xuất thông minh; 75% các nhà sản xuất lớn sẽ dựa triển khai kết nối IoT (Internet of things) và phân tích dữ liệu dữ liệu lớn cho việc đưa sản phẩm ra thị trường nhanh và hiệu quả.
Sản xuất thông minh (smart manufacturing) là khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin vào công nghệ sản xuất nhằm tối ưu hoá quy trình, nâng cao hiệu suất, giảm thiểu lãng phí, phân tích thông tin hỗ trợ ra quyết định và dự báo nhằm thích ứng với thị trường, nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.
Giám sát sản xuất tự động, hay Quản lý hoạt động sản xuất (MOM) là một mức độ quan trọng nhất trong sản xuất thông minh, đó là số hóa quá trình hoạt động sản xuất từ việc thu thập dữ liệu sản xuất phát sinh, tối ưu hóa kế hoạch và lịch trình sản xuất, đến bảo đảm chất lượng sản xuất và cung cấp thông tin minh bạch cho quản lý điều hành.
Để thực hiện được việc này, cần từng bước ứng dụng các công nghệ sau:
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, sản xuất thông minh đang làm thay đổi cách thức tư duy, từ thiết kế đến sản xuất, phân phối và vận hành, bảo dưỡng trong mọi ngành nghề trên toàn thế giới. Do đó, việc trông chờ vào lợi thế cạnh tranh “công nhân giá rẻ” của Việt Nam là không còn nữa. Do vậy, doanh nghiệp sản xuất phải thay đổi, xác định mục tiêu, tìm hiểu nghiên cứu và từng bước ứng dụng để tiếp tục cải thiện và duy trì lợi thế cạnh tranh cho mình dựa trên hiệu quả, chất lượng và tiến độ một cách thông minh.